Có nên nặn mụn tại nhà không

Có nên nặn mụn tại nhà không là câu hỏi mà hầu hết ai bị mụn cũng đặt ra, cũng bởi với nhiều bạn do tính chất công việc và hạn chế thời gian nên hầu hết các bạn ít khi ra spa lấy nhân mụn. Tại đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Nặn mụn là gì?
Mụn dù ở dạng không viêm bao gồm mụn đầu trắng, mụn đầu đen hay dạng viêm như mụn sẩn, mụn mủ, mụn bọc đều gây cảm giác khó chịu cho người mắc phải. Nặn mụn hay còn gọi là lấy nhân mụn là biện pháp cơ học sử dụng lực từ bên ngoài của tay hoặc các vật hỗ trợ như tăm bông, cây nặn mụn, kim nhọn… để loại bỏ nhân mụn và chất nhờn ra khỏi bề mặt da. Đối với mụn viêm, biện pháp này còn loại bỏ thêm cả phần mủ đang mưng tại các nốt mụn. Hành động này sẽ tức thời giảm tải cho các lỗ chân lông, mang đến cảm giác dễ chịu ngay lập tức cho người mắc phải các tình trạng mụn khác nhau.

Thao tác nặn mụn hay còn gọi là lấy nhân mụn (hình minh họa)
TÁC HẠI CỦA VIỆC LẤY NH N MỤN SAI CÁCH
Thế nào là nặn mụn sai cách?
Thường các trường hợp nặn mụn sai cách là do dùng tay nặn mụn, dùng vật sắc nhọn hoặc dùng dụ cụ chưa được vệ sinh kỹ. Hoặc trường hợp thường gặp nhất là nặn những vết mụn chưa già khiến không thể lấy được nhân mụn mà còn bị tổn hại vùng da đó. Việc nặn lên vết mụn sẽ gây tổn thương và làm các vi khuẩn trên tay, dụng cụ dễ dàng tấn công gây viêm nhiễm hay thậm chí tạo nên nhân mụn khác. Mụn này nặn xong, thâm còn đó chưa hết mà hàng loạt những loại mụn lớn nhỏ kéo đến do không được xử lý đúng cách. Khủng khiếp hơn là tác hại của nặn mụn sai cách sẽ kéo theo những hệ lụy sau đây:

➧ Gây viêm da, sưng phù và mưng mủ
Nhân mụn được lấy ra nhưng vùng da bị tổn thương phản đối kịch liệt với việc bạn xử lý mụn sai cách sẽ nhanh chóng sưng phù hay thậm chí mưng mủ làm nghiêm trọng hơn.
➧ Nặn mụn không hết, mụn khác nổi lên
Đó là 1 chuỗi ngày dài chiến đấu với mụn nhưng không hề thuyên giảm mà còn trầm trọng hơn do nặn mụn sai cách. Vùng mụn lan rộng và ảnh hưởng đến thẩm mỹ cả khuôn mặt
➧ Để lại sẹo thâm do vùng tổn thương quá lớn hoặc quá sâu
Việc dùng tay đẩy nhân mụn lên sẽ gây tổn thương vùng da lân cận và nếu lỡ làm vết thương quá sâu sẽ rất khó điều trị sẹo hay thâm mụn về sau
➧ Để lại biến chứng do nặn ở vùng chữ T
Bạn có thể dùng lòng bàn tay úp vào giữa khuôn mặt để xác định vùng nhạy cảm có tập trung nhiều dây thần kinh nhất. Bạn có thể cảm nhận được khi nặn mụn ở vùng này sẽ đau hơn các vùng da khác. Ở vùng này bạn không nên tùy tiện nặn mụn bởi rất dễ để lại biến chứng.
Trên đây là những tác hại của việc nặn mụn sai cách thường gặp nhất. Nếu bạn đã từng hoặc đang gặp phải các trường hợp trên thì hãy dừng ngay việc nặn mụn không đúng cách lại. Herrin sẽ gợi ý cho bạn các cách lấy sạch nhân mụn hiệu quả vừa giảm những tác hại kể trên vừa cải thiện được tình trạng mụn trên da.

Hướng dẫn lấy mụn đúng cách
Bạn có thể chọn lựa hai cách phổ biến sau đây đó chính là chọn nơi uy tín để lấy nhân mụn hoặc làm đúng quy trình lấy nhân mụn tại nhà
1. Chọn nơi lấy mụn uy tín
Cách này thường được áp dụng cho những bạn không có thời gian điều trị mụn tại nhà. Bạn nên tìm hiểu các cơ sở Spa uy tín, sử dụng sản phẩm rõ nguồn gốc và người nặn mụn có tay nghề cao, được nhiều khách hàng đánh giá trải nghiệm tốt để đến điều trị. Bởi với kinh nghiệm chuyên môn, tại Spa sẽ giúp bạn làm sạch da và sử dụng dụng cụ kháng khuẩn giảm thiểu tổn thương nhất. Sau khi lấy sạch nhân mụn thì bạn chỉ cần tập trung điều trị các vết thâm còn lại.

2. Lấy mụn đúng cách tại nhà
Nếu bạn muốn tự lấy mụn tại nhà thì có thể áp dụng theo các bước sau đây để việc lấy mụn dễ dàng hơn và tránh được nhiều tổn thương sâu
Bước 1: Làm sạch da trước khi nặn mụn
Bạn nên thực hiện 2 bước tẩy trang và rửa mặt trước khi tiến hành lấy mụn.
Bước 2: Xác định các nốt mụn già có thể nặn
Mụn già là những nốt mụn bạn có thể thấy cồi hoặc đã khô lại. Điều này chứng tỏ chúng sẵn sàng được lấy ra
Bước 3: Làm giãn nở lỗ chân lông
Bạn dùng bông gòn thấm nước ấm và đắp lên những nốt mụn già để làm nở lỗ chân lông và mềm lớp da khu vực quanh đó
Bước 4: châm nốt mụn tạo lỗ thoát mụn
Bạn nên dùng 1 vật bằng kim loại đầu nhọn được sát trùng kỹ và đảm bảo không rỉ sét để chích nhẹ vào đầu những nốt mụn. Việc này sẽ tạo 1 kẽ hở để mụn dễ trồi lên
Bước 5: Nặn mụn
Bạn có thể dùng tay đã rửa sạch hoặc dùng 2 đầu tăm bông nặn cồi mụn ra, hoặc sử dụng cây nặn mụn
Bước 6: Giảm sưng và se khít lỗ chân lông
Sau nặn mụn bạn có thể dùng đá sạch chườm lên vết sưng vừa nặn để làm dịu lại và chuẩn bị các bước chăm sóc da thông thường
Với những mẹo trên đây sẽ giúp bạn tránh và giảm dần tác hại của nặn mụn sai cách. Chúc các bạn thành công và nhanh chóng lấy lại làn da như ý!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo